Takht-e Soleyman
Takht-e Soleyman

Takht-e Soleyman

Takht-e Soleymān (tiếng Ba Tư: تخت سلیمان‎) là một địa điểm khảo cổ thời kỳ Sasan nằm ở tỉnh Tây Azerbaijan, Iran. Nó nằm giữa thành phố UrmiaHamadan, rất gần Takab ngày nay, cách khoảng 400 km (250 dặm) về phía tây thủ đô Tehran.Đây là công sự được củng cố nằm trên một ngọn đồi được tạo ra bởi dòng chảy của ao suối giàu calci. Thành cổ bao gồm phần còn lại của một Đền lửa Hỏa giáo được xây dựng trong thời kỳ Sasan và một phần được xây dựng lại như một thánh đường Hồi giáo trong thời kỳ Ilkhan. Đền thờ chứa một trong ba "Đại hỏa" hay được gọi là "Ngọn lửa Hoàng gia" mà những nhà cai trị Sasan phải hạ mình trước khi lên ngôi. Ngọn lửa tại Takht-e Soleymān được gọi là ādur Wishnāsp và được dành riêng cho Arteshtar, hay còn được biết đến là những chiến binh của Sasan.[1] Bản thảo Armenia thế kỷ 4 liên quan đến Chúa Giê-su, Zarathustra và nhiều nhà sử học Hồi giáo thời kỳ này có đề cập đến ao này. Nền móng của đền lửa xung quanh ao được cho là do truyền thuyết đó và thành phố xuất hiện trong Bản đồ Peutinger thế kỷ 4.Địa điểm này cũng có tên trong Kinh Thánh sau khi cuộc xâm lược của người Ả Rập vào Iran thế kỷ thứ 7. Truyền thuyết dân gian kể rằng, vua Solomon từng giam cầm quái vật bên trong miệng núi lửa sâu 100 mét gần đó, được gọi là Zendan-e Soleyman ("Nhà tù của Solomon"). Solomon cũng được cho là đã tạo ra ao chảy trong pháo đài.Các cuộc khai quật khảo cổ đã tiết lộ dấu vết của sự chiếm đóng từ thế kỷ thứ 5 TCN trong thời kỳ Đế quốc Achaemenes cũng như các khu định cư của người Parthia trong thành cổ sau này. Tiền xu thuộc triều đại của các vị vua Sasan và hoàng đế Đông La Mã Theodosius II (năm 401–450) cũng đã được phát hiện ở đó. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7 năm 2003.